Trung tâm Y tế huyện Tuy Phong

Sở Y Tế Tỉnh Bình Thuận

Trung tâm Y tế huyện Tuy Phong

Địa chỉ: Khu phố 1 – thị trấn Liên Hương – huyện Tuy Phong – Bình Thuận
.

Hỏi đáp
Đặt câu hỏi
02523850156 https://zalo.me/02523850156 https://www.facebook.com/thietkewebtinhthanh https://maps.app.goo.gl/2vsTaZdi6huJFnAb8

Hỏi đáp

Chúng tôi sẽ trả lời những thắc mắc của bạn ngay tại đây

Hỏi - Đáp 1

Câu hỏi: Trẻ sơ sinh có khả năng miễn dịch tự nhiên và tốt hơn so với các loại vắc xin không?
Quản trị viên
Phản Hồi:

Trẻ sơ sinh có thể nhận được kháng thể bảo vệ từ mẹ trong vài tuần cuối của thai kỳ, nhưng chỉ đối với một vài bệnh cụ thể. Cho con bú sữa mẹ cũng sẽ bảo vệ trẻ tạm thời khỏi các tình trạng nhiễm trùng nhẹ, chẳng hạn như cảm lạnh. Tuy nhiên những kháng thể này không tồn tại lâu và bé sẽ dễ bị bệnh trong giai đoạn đầu đời.

Ngoài ra, miễn dịch tự nhiên cũng xuất hiện khi trẻ đã từng bị nhiễm bệnh, ví dụ như thủy đậu. Tuy có hiệu quả miễn dịch tốt hơn so với tiêm chủng, nhưng miễn dịch tự nhiên có nhiều rủi ro hơn bởi những biến chứng tiềm ẩn của căn bệnh. Trong khi đó việc chủng ngừa vắc xin chỉ gây đau cánh tay trong một thời gian ngắn.

Xem thêm

Hỏi - Đáp 2

Câu hỏi: Tại sao có một số loại vắc xin phải tiêm nhiều hơn 1 lần?
Quản trị viên
Phản Hồi:

Tiêm phòng đầy đủ các liều theo khuyến cáo của từng loại vắc xin sẽ cung cấp cho trẻ sự bảo vệ tốt nhất. Tùy thuộc vào mỗi loại vắc xin, trẻ sẽ cần tiêm nhiều hơn 1 liều nhằm:

  • Xây dựng khả năng miễn dịch đủ cao để ngăn ngừa bệnh tật;
  • Tăng cường khả năng miễn dịch bị suy yếu theo thời gian;
  • Đảm bảo trẻ được bảo vệ tối đa nếu không được miễn dịch sau liều đầu tiên;
  • Chống lại các tác nhân gây bệnh thay đổi theo thời gian, ví dụ như cúm.
Xem thêm

Hỏi - Đáp 3

Câu hỏi: Có phải trẻ không đi mẫu giáo và ở nhà hoàn toàn thì không cần phòng bệnh? Đợi đến khi trẻ bắt đầu đi học mới tiêm chủng có được không?
Quản trị viên
Phản Hồi:

Không. Ngay cả trẻ nhỏ được chăm sóc tại nhà cũng có thể bị lây nhiễm bệnh từ cha mẹ, các anh chị em khác hoặc khách đến thăm. Trước khi đến trường, trẻ vẫn có thể mắc bệnh thông qua việc tiếp xúc với những người khác bên ngoài, chẳng hạn như hành khách trên máy bay, người chăm sóc trẻ em hoặc thậm chí tại các cửa hàng. Một số người đã mắc bệnh nhưng chưa biết điều đó vì không có triệu chứng sẽ lây truyền cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi dễ mắc bệnh vì hệ miễn dịch còn non yếu. Không nên trì hoãn lịch tiêm chủng đến khi trẻ bắt đầu đi học, các bé cần được bảo vệ ngay bây giờ khỏi những nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm và có thể phòng ngừa được bằng vắc xin.

Xem thêm

Hỏi - Đáp 4

Câu hỏi: Làm thế nào để phát hiện sớm phản ứng sau tiêm vắc xin viêm gan B?
Quản trị viên
Phản Hồi:
  • Các bà mẹ cần biết con mình đã được tiêm vắc xin viêm gan B.
  • Sau tiêm trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và dặn bà mẹ theo dõi ít nhất một ngày (24 giờ) sau khi tiêm.
  • Sau tiêm trẻ có thể quấy khóc hơn, các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và cho trẻ bú khi trẻ thức, không nên nằm cho trẻ bú.
  • Sau tiêm trẻ có thể có phản ứng thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc v..v. Các bà mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn hoặc uống nhiều nước, chườm mát và theo dõi trẻ.
  • Đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu phản ứng kéo dài hơn một ngày hoặc phản ứng trở nên nghiêm trọng hơn như trẻ sốt cao hay có những biểu hiện khác thường như quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở, bú ít, bỏ bú...
Xem thêm
12